Phát triển bền vững nghề câu cá ngừ đại dương (Phần 2)

03/10/2018 | 14:42

Sự khủng hoảng lần thứ nhất nghề câu CNĐD

Cuối năm 1995, nghề câu CNĐD chuyên nghiệp hình thành ở tỉnh Phú Yên với hình thức câu là “câu vàng”.

Vào thập niên 90 giai đoạn (1999 – 2002) khi nghề câu CNĐD phát triển mạnh, Tổng công ty Hải sản Biển Đông (DNNN) và một số Công ty tư nhân ra đời như: Công ty TNHH SX-TM Mạnh Hà (TP Vũng Tàu), Công ty TNHH Việt Tân (TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Hoàng Hải (Khánh Hòa) mua lại tàu câu CNĐD (vật liệu composite) với công nghệ bảo quản bằng cách ngâm trong nước biển lạnh (RSW) của Nhật Bản - công nghệ bảo quản ăn tươi tiên tiến cho đến nay, hoặc thu mua cá từ tàu ngư dân để xuất khẩu ăn tươi sang Nhật Bản như Công ty TNHH Trúc An, Công ty Thiết bị Vật tư Thủy sản (SPECO)...Sau một thời gian hoạt động tất cả đều giải thể kể cả DNNN lẫn DNTN? Nguyên nhân không có hiệu quả qua phân tích SWOT (Bảng 1). Nhiều chủ tàu đánh bắt xa bờ bị lỗ nặng vì nguồn cá ít dần, làm ăn không hiệu quả, dẫn đến vỡ nợ.

Nghề câu tay kết hợp ánh sáng

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, thông tin từ ngư dân và các quan sát viên của Tổ chức WWF (Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên) tại Việt Nam tham gia giám sát trên các tàu câu CNĐD Phú Yên: Từ năm 2010, có nhiều tàu nước ngoài khai thác thủy sản ở khu vực vùng biển từ 80 - 130 vĩ độ Bắc, 110 - 115 kinh độ Đông, chủ yếu chụp mực 4 tăng gông kết hợp ánh sáng đèn cao áp. Trong thời gian thắp sáng đèn, ngư dân trên các tàu này còn sử dụng câu tay để câu các loại cá tập trung theo ánh sáng, trong đó có CNĐD. Mỗi tàu nước ngoài sử dụng khoảng 300 bóng đèn có công suất từ 1.000 - 1.500 W/bóng. Từ thực tế này, một số chủ tàu cá của Phú Yên đã sử dụng ánh sáng đèn cao áp để câu CNĐD thay cho hình thức câu vàng.

Năm 2011, nghề câu tay CNĐD sử dụng ánh sáng đèn cao áp xuất hiện ở Bình Định. Sau khi xuất hiện, nghề này đã cho năng suất, sản lượng cao hơn nhiều so với nghề câu vàng truyền thống, mặc dù giá chỉ bằng 40 - 50% so với cá ngừ khai thác bằng nghề câu truyền thống nhưng lợi nhuận cao hơn nhiều.

Năm 2012, nghề câu tay sử dụng ánh sáng đèn cao áp đã nhanh chóng lan truyền đến Khánh Hòa và đến năm 2013 phần lớn tàu câu vàng truyền thống và tàu chụp mực ở Khánh Hòa đã chuyển sang câu tay sử dụng ánh sáng đèn cao áp.

Để hành nghề theo phương pháp mới, mỗi tàu lắp trên 20 bóng đèn cao áp có công suất từ 1.000w đến 3.000w. Khi chong đèn, cá ngừ thấy ánh sáng sẽ nổi lên đớp mồi. Với phương thức câu này, người khai thác sẽ không mất nhiều công sức, sản lượng đạt cao, mỗi chuyến thu về trung bình chừng 3 tấn. Với kiểu đánh bắt này, sản lượng tăng cao, cá bắt lên nhìn rất tươi ngon, nhưng chỉ sau vài giờ chất lượng giảm rõ rệt.

Trước đây, đánh bắt CNĐD được thực hiện bằng cách câu ở độ sâu 70 - 100m (câu vàng), năng suất không cao nhưng cá chất lượng tốt. Hiện nay, ngư dân chuyển sang đánh bắt bằng đèn cao áp chiếu sáng, tức là chiếu đèn xuống nước ở độ sâu 30 - 50m, để CNĐD tập trung đến, rồi dùng câu tay để bắt.

Sự khủng hoảng lần thứ hai nghề câu CNĐD

Cũng vì sự tăng đột biến về tàu thuyền và sản lượng mà nghề câu CNĐD   đầu năm 2013 có thể xem là đã rơi vào khủng hoảng lần thứ 2: Sau một thời gian rầm rộ chuyển từ câu vàng truyền thống sang câu đèn, hàng ngàn tàu câu CNĐD đang khốn đốn vì thua lỗ nặng.

Khi nghề câu tay kết hợp ánh sáng dụ cá phát triển rầm rộ, giá CNĐD nước ta giảm sâu chưa từng thấy, gây thất thoát hơn 50% giá trị.

Cuối 2011 đầu 2012 (Bảng 2) có thể xem là thời kỳ cực thịnh của nghề khai thác CNĐD bằng câu vàng với mức giá 170 - 190 ngàn đồng/kg, bình quân 180 ngàn đồng/kg, cao gấp 25 lần so với năm 1994. Năm 2013 giá CNĐD rớt xuống 40 - 50 ngàn đồng/kg có lúc chỉ còn 35 ngàn đồng/kg.

Từ năm 2014 đến nay giá thấp đao động từ  90 - 116 ngàn đồng/kg.

Hình 5. Cá câu đèn cao áp nhiều về sản lượng, thấp về trọng lượng

Từ Biểu đồ 2, cho thấy sản lượng tăng đột biến vào năm 2012 đạt 19.100 tấn, tăng 50% so với năm 2011. Sản lượng giảm dần đến năm 2017 đạt 16.681 tấn bằng 87.34% năm 2012. Số lượng tàu thuyền năm 2010 có 1.452 chiếc, đến năm 2015 tăng lên 1.776 chiếc, năm 2017 là 1.969 chiếc tăng gấp đôi so với năm 2010. Điều này cho thấy, cường lực khai thác tăng, sản lượng giảm.

- Bình Định vẫn là tỉnh có số lượng tàu thuyền câu CNĐD lớn nhất, nhưng có xu hướng giảm dần. Năm 2012 có 1.014 chiếc đến năm 2017 còn 915 chiếc giảm 10,2%. Trong khi đó, sản lượng năm 2012 là 9.600 tấn đến năm 2017 chỉ còn 8.906 tấn giảm khoảng 8%. Cường lực khai thác giảm dần kèm theo là giảm sản lượng.

- Phú Yên có số lượng tàu thuyền không thay đổi nhiều, năm 2012 có 557 chiếc đến năm 2017 còn 517 chiếc giảm 7%, sản lượng có xu hướng giảm dần từ 6.000 tấn năm 2012 đến năm 2017 đạt 4.300 tấn giảm 28,4%.

- Khánh Hòa năm 2012 có 132 chiếc đến năm 2017 tăng lên đến 483 chiếc tăng 366%, sản lượng năm 2012 là 3.500 tấn đến năm 2017 chỉ đạt 3.475 tấn giảm 0,8%. Cường lực tăng, sản lượng giảm.

Xu hướng chung là cường lực khai thác sẽ giảm vì sản lượng giảm, nhiều tàu làm ăn không hiệu quả.

Một số lợi thế của nghề câu tay kết hợp ánh sáng CNĐD đó là:

- Có thể hoạt động quanh năm, thời gian chuyến biển ngắn hơn so với nghề câu vàng, chỉ khoảng 20 ngày/chuyến.

- Năng suất khai thác cao và ổn định hơn so với nghề câu vàng.

- Do chi phí chuyến biển ít hơn, số lượng nhân công và lưỡi câu thả ít (thông thường có 4 – 5 dây câu trên tàu cùng hoạt động), lợi nhuận ròng của chuyến biển đối với nghề câu tay CNĐD thường cao hơn.

- Về khía cạnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nghề câu tay cá ngừ ít bắt được các loài cá, động vật không mong muốn như cá kiếm, cá cờ, rùa biển… Tuy vậy, rùa biển cũng là những loài bị dẫn dụ bởi nguồn sáng và thực tế là ngư dân có thể bắt được rùa biển từ nghề câu tay cá ngừ bằng việc sử dụng vợt lưới…

- Về phương diện lao động, hoạt động trên tàu, nghề câu tay CNĐD không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, số lượng nhân công và cường lực lao động thấp hơn so với nghề câu vàng, ví dụ, nghề câu tay cá ngừ, ngư dân có thể nghỉ thời gian ban ngày trong khi nghề câu vàng có ít thời gian cho ngư dân giải lao do số lượng lưỡi câu thả nhiều, công tác chuẩn bị mồi, lưới, máy móc… mất nhiều thời gian, cũng như thời gian thả và thu hàng nghìn lưỡi câu.

- Mỗi mẻ câu vàng, ngư dân thường thả khoảng 800 – 1200 lưỡi tương ứng với vàng câu khoảng 50km, trong khi câu tay chỉ có 7 – 8 người trên tàu và sử dụng 6 – 8 lưỡi câu/mẻ.

Những vấn đề đặt ra

Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng nghề câu tay CNĐD vẫn phải đối mặt với một số vấn đề như:

- Chất lượng sản phẩm khai thác khi mang lên bờ thường được đánh giá là kém chất lượng, do đó, mặc dù sản lượng nhiều, nhưng ngư dân nhận được giá trị thấp do giá thấp. Nguyên nhân là thiết bị bảo quản trên các tàu cá quá lạc hậu làm chất lượng cá ngừ kém, không bảo đảm để làm sản phẩm ăn tươi mà chủ yếu dùng chế biến phi lê đông lạnh, thậm chí nhiều lô cá chỉ có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản phẩm đồ hộp…giá cá loại 1 chỉ khoảng 110 ngàn/kg bằng  60% cá câu vàng

- Ngư dân phát triển tự phát, công nghệ bảo quản sau thu hoạch rất kém, tàu thuyền khai thác không được trang bị tốt hầm bảo quản do đó, chất lượng sản phẩm cá ngừ câu tay khi mang lên bờ bị suy giảm như một tất yếu.

- Ngư dân sử dụng các thực hành, thao tác chưa tốt, chưa chuyên nghiệp trong việc giết mổ cá ngừ như việc dùng chày, gậy gỗ… để đập cá chết trên tàu thay vì dùng que/xiên vào tủy sống cho cá chết, hoặc như ngư dân chưa dùng biện pháp, cách thức phù hợp để cắt tiết cá, muối đá nguyên con mà không moi ruột, nội tạng cá… là những hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cá ngừ câu được.

- Việc bảo quản cá không đúng cách trên tàu phổ biến hiện nay là dùng đá xay, nhiệt độ cơ thể cá giảm chậm, có ảnh hưởng không tốt đối với chất lượng sản phẩm khai thác.

- Việc khai thác nguồn lợi với cường lực cao, sản lượng cao trong một thời gian ngắn có thể có hệ lụy lâu dài về tính bền vững của nguồn lợi CNĐD.

- Theo ước tính của ngư dân, cán bộ quan sát trên tàu cá, tỷ lệ cá ngừ thoát câu trong nghề câu tay cá ngừ khá cao, khoảng 40%.

Trước tình hình trên giữa năm 2012, “Hội nghị chuyên đề về tổ chức khai thác thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ” đã được quan tâm tổ chức, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã có kết luận tại Thông báo số 4272/TB-BNN-VP ngày 31/8/2012 của Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng đơn vị tư vấn là Viện Công  nghệ Khai thác Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang được giao nhiệm vụ đi tìm lời giải đáp thông qua đề xuất và thực hiện dự án điều tra “Đánh giá chất lượng sản phẩm CNĐD của nghề câu vàng và nghề câu tay kết hợp ánh sáng”.

Theo kết quả khảo sát, đánh giá của TS. Nguyễn Anh Tuấn cùng các nhà nghiên cứu ở Khoa Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Nha Trang) thực hiện dự án điều tra trên có ít nhất 3 yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sản phẩm sau thu hoạch của nghề câu tay CNĐD.

Theo đó, tốc độ thu câu càng nhanh, cá phản kháng càng nhiều, chất lượng càng kém; cá trước khi sơ chế càng lâu chết, vùng vẫy càng nhiều, chất lượng càng kém; việc xả máu cá càng triệt để, bỏ mang và nội tạng, được ngâm lạnh trước khi bảo quản thì chất lượng càng cao.

Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CNĐD dựa trên 3 yếu tố có ảnh hưởng này.

Các giải pháp được nêu ra cụ thể như: Nghiên cứu sử dụng thiết bị giảm hiện tượng cá giẫy giụa, va đập khi đưa lên tàu. Cần trang bị hoặc nghiên cứu tạo ra dụng cụ làm cá chết nhanh, tránh va đập, bố trí các tấm nệm mút lót trên boong tàu, thành tàu, nơi tiến hành kéo cá lên tàu và sơ chế cá; nước đá dùng để bảo quản phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và đảm bảo đủ độ lạnh, đủ lượng dùng cho một chuyến biển; đầu tư thực hiện phương pháp ngâm “glát xê” (glacier) bằng nước đá + nước biển trước khi bảo quản là quan trọng, có ảnh hưởng rất tốt đến chất lượng, sản phẩm có chất lượng cao hơn, lâu hư hơn.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu giảm chất lượng của cá câu tay biến đổi nhanh nên việc mua cá câu tay xuất khẩu bằng máy bay có thể gặp nhiều rủi ro do chất lượng có thể bị suy giảm không còn đạt tiêu chuẩn khi chưa kịp bán.  

Tình hình nghề câu CNĐD vảo những năm 2017 - 2018 có diễn biến bất lợi:  

Sản lượng vài năm gần đây giảm dần, cụ thể sản lượng khai thác năm 2017 bằng 88% sản lượng năm 2014 (Biểu 2). Năng suất trung bình của tàu câu tay đạt khoảng 2,0 tấn/chuyến (tính trung bình 1 năm) đến năm 2017 chỉ còn 1,5 tấn/chuyến biến với trọng lượng cá thể chỉ còn 30 - 35kg/con. Số lượng tàu thuyền làm nghề câu CNĐD tăng cao năm 2017 là 1.969 chiếc tăng 7% so với năm 2014 (1.839 chiếc). Trong khi tổng sản lượng giảm, số lượng tàu thuyền tăng cao thì sẽ không còn lợi nhuận. Theo ngư dân, 6 tháng đầu năm 2018 có đến hơn 40% tàu khai thác CNĐD bằng phương pháp câu tay kết hợp ánh sáng ra khơi là thua lỗ, số còn lại may lắm mới hòa vốn hoặc có chút lãi nhưng không đáng kể.

Thông tin từ các cảng cá, hiện nay ngư dân khai thác CNĐD bằng hình thức câu tay kết hợp ánh sáng nên hầu hết tàu thuyền tập trung về bờ và lên cá cùng lúc theo tuần trăng từ 6 đến 12 Âm lịch, đã gây ra số lượng cá tăng đột biến, tạo điều kiện cho thương lái đầu nậu ép giá. Mặc khác qua tuần nghĩ trăng tàu xuất bến ra biển đồng loạt từ ngày 17 đến 22 Âm lịch, cũng gây nên tình trạng quá tải tất cả dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là chất lượng đá lạnh không được đảm bảo do thời gian chưa đạt chuẩn, dẫn đến hiện tượng quá tải bốc dỡ và đặc biệt là vượt quá năng lực cấp đông, bảo quản lạnh của các doanh nghiệp thu mua, chủ nậu vựa.

Trên cơ sở tổng hợp kết quả thực tế, Hội Nghề cá Khánh Hòa đưa dự báo:

Th.S. Võ Thiên Lăng

PCT Hội Nghề cá Việt Nam

CT Hội Nghề cá Khánh Hòa

Th.S. Võ Nam Thắng

PGĐ Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Khánh Hòa

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội